Những bệnh răng miệng nguy hiểm mẹ bầu thường mắc phải

Nếu các mẹ bầu gặp phải những triệu chứng của các bệnh về răng miệng thì hãy tìm hiểu thật kĩ để có biện pháp xử trí đúng đắn vì đó là ảnh hưởng của việc thay đổi nội tiết trong cơ thể. Theo thống kê, 70% mẹ bầu gặp các vấn đề về răng nướu trong suốt thời gian thai kì. Các biểu hiện thường thấy là chảy máu, sung huyết, ngứa ở lợi, đau răng. Điều này không tốt cho họ mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai nhi.

 

Sau đây là những kiến thức các bệnh về răng miệng mà các mẹ bầu cần trang bị, để có thể chăm sóc bản thân thật tốt và nhất là không gây ảnh hưởng đến thai nhi.

 

ba bau danh rang - Những bệnh răng miệng nguy hiểm mẹ bầu thường mắc phải

 

  1. Sâu răng

 

Bệnh sâu răng thực chất là sự tiêu huỷ cấu trúc vôi hoá vô cơ (tinh thể Canxi) của men răng và ngà răng, tạo nên lỗ hổng trên bề mặt răng, do vi khuẩn gây ra. Yếu tố quan trọng gây bệnh sâu răng là vi khuẩn và đường (trong thức ăn).

 

Các nhà khoa học khẳng định, những người mẹ có răng sâu sẽ sinh ra những đứa trẻ có hệ miễn dịch kém và bộ máy tiêu hóa làm việc không tốt, chưa kể còn xuất hiện một loạt các bệnh khác. Người mẹ bị sâu răng sẽ khiến trẻ cũng dễ bị sâu răng và viêm vòm họng do lây truyền vi khuẩn cho con. Mặt khác, hậu quả sâu răng để lại cho người mẹ đó là các răng bị mất chất từ mức độ nông đến sâu lớn, nặng hơn là hư tủy.  Đối với mẹ bầu, điều trị tủy rất phức tạp và đôi khi phải dùng thuốc kháng sinh hay chụp XQ đều có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

 

Nguyên nhân có thể do trong thời kì thai nghén, sự thay đổi nội tiết, cùng với cảm giác nôn, thèm ăn sẽ khiến các mẹ bầu tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm chứa nhiều đường, thèm ăn vào nửa đêm và sáng sớm,…

 

Giải pháp cho các mẹ:

 

– Nếu trước khi mang thai bạn bị các bệnh răng miệng thì có thể nguy cơ mắc các bệnh này khi mang thai, vì vậy cần phải chăm sóc răng miệng ngay từ khi có ý định mang thai. Điều quan trọng là luôn duy trì vệ sinh răng miệng thật tốt. Kiểm tra định kỳ răng miệng và điều trị triệt để các bệnh răng miệng nếu đã mắc phải.

 

– Trong thai kì:

 

  •  Trước tiên nên có chế độ ăn uống thích hợp, hạn chế tiêu thụ đường, thay vào đó nên ăn các loại trái cây tươi, nên uống nhiều sữa, ăn ít muối, vừa phải chất béo.
  •  Vệ sinh răng miệng thường xuyên,  sử dụng kem đánh răng chứa Fluor… sẽ ngăn cản sâu răng tiếp tục phát triển.
  •  Thay vì dùng tăm làm sạch răng sau khi ăn, mẹ nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng mà không làm to kẽ chân răng.

 

Đặc biệt lưu ý, tránh nhổ răng trước tháng thứ 4 và sau tháng thứ 7 để tránh tình trạng sảy thai và sinh non. Bác sĩ có thể sẽ có những phương pháp tạm thời để khắc phục tình trạng răng miệng của mẹ (hàn răng, chống nhiễm trùng…)

 

google photos - Những bệnh răng miệng nguy hiểm mẹ bầu thường mắc phải

 

  1. Viêm nướu và bệnh viêm nha chu

 

Nướu răng của bạn bị sưng đỏ, vệ sinh khó khăn khiến các mảng bảm tích tụ ở chân răng. Biểu hiện chảy máu chân răng sau đó là triệu chứng của bệnh viêm nướu. Nguyên nhân do rối loạn tuần hoàn máu ở lợi gây ra. Phụ nữ  có thai thường bị viêm nướu, khu trú hoặc toàn thể. Bệnh thường bắt đầu từ tháng thứ hai và tăng dần trong thai kỳ đến tháng thứ 8 rồi giảm xuống.

 

Do những thay đổi nội tiết và mao mạch, làm cho mảng bám vi khuẩn và bệnh nha chu dễ xuất hiện. Phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm trùng và có mối liên hệ giữa nhiễm trùng vùng miệng với nhiễm trùng toàn thân và ngược lại.

 

Điều cần chú ý hơn cả, bệnh nha chu là một yếy tố có thể dẫn đến nguy cơ sinh non và trẻ sơ sinh nhẹ cân.

 

Giải pháp cho các mẹ: Lợi sưng và đau khiến nhiều người sợ đánh răng, thế nhưng điều này sẽ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn. Bạn nên giữ thói quen chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, dùng bản chải mềm để đánh răng, súc miệng bằng nước muối. Nếu bệnh trở nặng, cần đến bác sĩ nha khoa để có biện pháp điều trị phù hợp.

 

google photos - Những bệnh răng miệng nguy hiểm mẹ bầu thường mắc phải

 

  1. Ảnh hưởng của việc mọc răng khôn

 

Nếu trong thài kì, các mẹ bầu gặp phải trường hợp mọc răng khôn (răng nằm phía trong cùng của hai hàm răng, là răng mọc cuối cùng), rất dễ khiến cho các mô phần mềm xung quanh vùng mọc răng bị viêm nhiễm, sưng tấy dẫn đến sức đề kháng của các mẹ giảm sút, dễ mắc các bệnh cảm sốt kèm theo.

 

Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ và thai nhi nếu không chữa trị và giảm đau đúng cách.

 

Giải pháp cho các mẹ:

 

– Nên đến bác sĩ để được cung cấp thông tin cần thiết về các loại thuốc giảm đau, sưng tấy mà các mẹ có thể dùng không gây ảnh hưởng thai nhi.

 

– Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lí (Natri clorid 0.9%), đặc biệt là sau khi ăn. Dùng bông thấm nước sát trùng tra vào chỗ răng mọc, giữ nguyên 15-20 phút, làm 2 lần/ngày.

 

Thông tin quảng cáo doanh nghiệp

Những điều cần biết khi mang thai

Website có ích

Danh bạ website

Bài viết mới

Top 5 phim võ thuật Thái Lan không thể bỏ qua

Người bảo vệ - The Protector (2005)

Thái Lan –  một trong những nơi sản xuất ra các bộ phim võ thuật xuất sắc tại châu Á, […]

Hướng dẫn thủ tục đăng ký xin visa Pháp với các hồ sơ cần có

Chuẩn bị đủ hồ sơ sẽ tăng tỉ lệ đậu thị thực

Nhu cầu sang nước ngoài của người Việt ngày càng nhiều trong khi việc nắm rõ quy trình xin visa […]

Tuyển chọn 10 Truyện Dị Giới được đề cử hay nhất năm 2022

Cô dâu ma cà rồng

Phần lớn các tiểu thuyết ngôn tình đều gắn với bối cảnh hiện đại, điền văn hoặc cổ đại. Điểm […]

Top 18 cách làm các món mực xào ngon cho bữa cơm hoặc đãi tiệc

Mực xào mướp 

Các món ăn làm từ mực xào rất hấp dẫn. Chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, bồi bổ sức khỏe, […]

Top 10 truyện xuyên không được tìm kiếm nhiều nhất

1.Xuyên thành vợ cũ của nam phụ

Top truyện xuyên không là danh sách tổng hợp các tiểu thuyết xuyên không với nội dung đa dạng, phong […]

DANH BẠ WEBSITE DOANH NGHIỆP VIỆT NAM - NƠI TRAO ĐỔI THÔNG TIN DOANH NGHIỆP, LIÊN KẾT WEBSITE, CÙNG NHAU PHÁT TRIỂN