Không ít các bậc cha mẹ, đặc biệt là các cặp cha mẹ son sẽ rất lo lắng khi trẻ có các dấu hiệu, triệu chứng bệnh bất thường. Sẽ cực kì nghiêm trọng nếu các bậc cha mẹ lơ là, thậm chí sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường cho trẻ bắt nguồn từ những dấu hiệu, triệu chứng đó.
Vậy cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức, để có thể “bắt bệnh chuẩn, chữa bệnh hay” cho trẻ. Sau đây là những dấu hiệu ở trẻ, nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng.
1/ Trẻ bỏ bú, có biểu hiện thở nhanh
Đây là triệu chứng của bệnh viêm phổi, triệu chứng ban đầu thường là ho nhiều, sốt cao, khóc quấy, bỏ bú, trẻ có biểu hiện thở nhanh (40-50 lần trong một phút).
Có nhiều nguyên nhân gây viêm phổi nhưng thường gặp nhất là vi khuẩn phế cầu. Loại vi khuẩn này vốn thường trú trong hầu họng và khi có điều kiện như thời tiết thay đổi khiến sức đề kháng yếu thì gây bệnh.
Viêm phổi do phế cầu có tỷ lệ tử vong 10-20%, trẻ dưới 2 tuổi dễ có nguy cơ diễn tiến nặng. Ngoài việc gây bệnh hô hấp khiến viêm phổi, vi khuẩn phế cầu còn có thể lên não để gây viêm màng não, tỷ lệ tử vong cao.
Xử trí:
– Cho trẻ uống kháng sinh thích hợp đúng cách, đủ liều, đủ thời gian theo chỉ dẫn của bác sĩ.
– Cần cho trẻ uống nhiều nước hoặc tăng cường cho trẻ bú. Đây là điều rất quan trọng vì trẻ bị viêm phổi cần được cung cấp nhiều nước để làm loãng đàm, dịu họng, giảm ho.
– Cũng cần lưu ý theo dõi và đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện nếu thấy trẻ có một trong các dấu hiệu sau: thở khó khăn (thở nhanh hơn – mạnh hơn, thở co rút lồng ngực), trẻ không thể uống được nước, trẻ trở nên mệt hơn. Đây là những dấu hiệu cho biết bệnh của trẻ đã trở nặng, cần nhập viện ngay.
2/ Trẻ bị mất nước
Ở trẻ có các biểu hiện sau:
– Trẻ khóc to không có nước mắ, mắt sâu trũng và khô
– Bàn chân bàn tay thường lạnh, ẩm, móng tay có thể màu tím hoặc da có nổi vân tím khi trẻ bị sốc nặng
– Trẻ mệt lả, li bì hôn mê nếu tình trạng mất nước nặng hoặc sốt do giảm khối lượng tuần hoàn
– Trẻ háo hức, thường xuyên đòi uống nước nhưng uống kém (khi mất nước nặng)
– Trẻ tè ít, không ướt tã.
Xử trí: đây là một dấu hiệu cực kì nghiêm trọng, thiếu nước có thể dẫn đến hậu quả quả khôn lường. Cần bù lại lượng nước đã mất cho trẻ bằng việc uống nước, cho trẻ tiếp tục bú mé và cho uống oresol đúng qui định. Nếu có dấu hiệu trẻ bị mất nước nhiều không thể bổ sung kịp thời, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.
3/ Nôn trờ chất lỏng màu xanh lá cây hoặc vàng
Đây là triệu chứng trào ngược acid dạ dày ở trẻ. Có các triệu chứng khác của bệnh khi trở nặng như có máu trong phân, sốt cao, khó thở, tiêu chảy. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ sơ sinh thường xuyên sinh trào ngược axit có thể có nhiều khả năng phát triển bệnh trào ngược dạ dày trong thời thơ ấu sau này. Thậm chí còn là dấu hiệu bị lồng ruột, ruột bị tắc, còn nôn mửa có màu như bã cà phê là hiện tượng xuất huyết nội.
Xử trí: Ở trường hợp này, bạn cần đưa trẻ đi khám ngay vì nôn ra dịch vàng xanh là một trường hợp khẩn cấp. Trẻ có thể cần được phẫu thuật để khắc phục sự cố.
4/ Trẻ bị đau bụng quanh rốn
Đau bụng ở trẻ em có nhiều nguyên nhân khác nhau, có loại đau bụng cấp tính nhưng cũng có loại đau bụng mãn tính kéo dài. Đau bụng cấp tính ở trẻ em thường quằn quại, trẻ khóc thét, mặt tái xanh, vã mồ hôi.
Đây có thể là triệu chứng trẻ bị viêm ruột thừa hoặc thoát vị bị nghẽn. Trong trường hợp này nếu không phát hiện kịp thời thì rất có thể làm đoạn ruột nghẽn bị hoại tử. Thoát vị nghẽn ngoài cơn đau bụng cũng có thể xuất hiện nôn, bí trung và đại tiện.
Xử trí:
– Cần nhanh chóng đưa cháu đi khám ở cơ sở y tế nơi gần nhất, không nên chần chừ.
– Khi chưa được khám và chưa có ý kiến của bác sĩ thì chưa nên dùng bất cứ một loại thuốc gì dù là thuốc Tây hoặc thuốc Nam, bởi vì nếu cho trẻ dùng thuốc trước khi đi khám thì sẽ làm lu mờ các triệu chứng đau bụng của trẻ, đặc biệt là đối với các trường hợp đau bụng cần cấp cứu ngoại khoa như: tắc, lồng ruột, viêm ruột thừa, thoát vị nghẽn…
– Nên cho trẻ đi khám bệnh định kỳ để phát hiện bệnh của trẻ như: viêm tiết niệu, nhiễm giun…
5/ Trẻ phát ban đỏ
Trên da trẻ xuất hiện những nốt mẩn theo các xoáy tròn, có những đốm nhỏ li ti không biến mất khi ấn lên da, hoặc xuất hiện các vết bầm lớn thì cần cho trẻ đi khám vì đó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm như rối loạn đông máu.
Nếu sau khi bị sốt, trẻ xuất hiện những vết ban đỏ, lúc đầu ban nổi ở sau tai rồi sau đó lan dần ra mặt, lan xuống ngực, bụng và toàn thân, rất có thể đây là triệ chứng của bệnh sốt phát ban do virus. Bệnh sốt phát ban ở trẻ em sẽ gây ra các biến chứng viêm phổi và viêm não do virus.
Xử trí: Đưa trẻ đến bác sĩ, thực hiện các biện pháp hạ sốt, giảm ho, giữ vệ sinh da trẻ luôn sạch sẽ, khô thoáng.
6/ Môi tím tái
Nếu bạn thấy môi trẻ chuyển từ màu đỏ hồng sang tím tái và trong lưỡi có chất nhầy xuất hiện thì đó là biểu hiện của tình trạng trẻ bị thiếu ôxy, các bệnh về đường hô hấp, đây cũng là nguyên nhân gây ho và khàn tiếng ở trẻ.Tình huống này rất nhiều bố mẹ chủ quan và suy nghĩ đơn giản nên dễ dẫn đến những tình huống nguy hiểm.
Xử trí: Khi bé có hiện tượng này, cần gọi xe cấp cứu ngay lập tức. Đảm bảo cho trẻ được thoáng khí, dễ thở, tránh mặc cho trẻ quá nhiều áo sẽ khiến bệnh càng thêm trầm trọng.
7/ Trẻ bị vàng da
Thông thường, chứng vàng da không gây ra những biến chứng trầm trọng và sau khi ra đời được khoảng một tuần nó sẽ từ từ nhạt đi. Nếu sau một tuần chứng vàng da không nhạt đi, hoặc vẫn kéo dài sau 2 tuần thì các bạn nên liên hệ với bác sĩ hoặc các bệnh viện địa phương.
Bệnh vàng da còn có thể là dấu hiệu của bệnh gan. Đó là lý do tại sao bạn nên liên hệ với bác sĩ. Một trong những dấu hiệu của bệnh gan là phân của bé có màu xanh nhạt thay vì màu vàng.
Xử trí: Cần cho trẻ uống nước và bú nhiều để cung cấp nước, đào thải các độc tố có hại qua phân và nước tiểu. Cần nhất vẫn là nên cho trẻ đi khám sữa để có hướng chữa trị đúng đắn và kịp thời.