Cái nóng của mùa hè sắp đến kéo theo hàng loạt các chứng bệnh có hại cho sức khỏe, đặc biệt là các bệnh vè dạ dày. Vậy hãy cùng nhau tìm hiểu về các chứng bệnh thuộc dạ dày để có cách phòng tránh, chữa trị, cùng nhau sống khỏe và không còn lo lắng về bệnh.
1/ Chứng ợ chua, ợ nóng
Ợ chua là một trong những dấu hiệu đau dạ dày, nó không nguy hiểm nhưng lại gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Ợ chua là hiện tượng dịch acid ở dạ dày trào ngược lên thực quản và lên miệng khiến bệnh nhân có cảm giác đau, nóng rát như lửa đốt sau xương ức, lan lên họng và đắng ngắt trong miệng.
Các nguyên nhân làm tăng quá trình sản sinh axit, viêm loét hang vị dạ dày và làm chậm quá trình tiêu hóa trong dạ dày đều dẫn đến ợ chua: hút thuốc lá, stress kéo dài hay tác dụng phụ mốt số thuốc…
Khi bị chứng này, bạn cần tăng lượng chất đạm, chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Chất đạm có tác dụng trung hòa nước chua trong dạ dày và giúp nước chua khó trào ngược lên trên thực quản. Bạn cần hạn chế một số thực phẩm gia tăng sự sản xuất axit trong bao tử và làm bao tử co thắt nhiều hơn như thức ăn có nhiều chất béo chứa gia vị như nước sốt, bơ, dầu ô-liu… Bạn cũng nên kiêng cả cà phê, rượu, trà, nước ngọt có ga, các chất kích thích khác và các loại rau thơm như húng tây, ngò… Uống nhiều nước trong và sau bữa ăn cũng cần chú ý để tối ưu hóa tác dụng nhuận trường của chất xơ.
Bên cạnh đó tăng cường sử dụng một số thực phẩm như: chuối, táo, dưa hấu, uống trà xanh vào bữa ăn chiều hoặc tối hoặc uống nước tỏi vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy. Một số biện pháp thay đổi lối sống có thể áp dụng bao gồm: ăn chậm, chia nhỏ bữa, không ăn quá no, nghỉ ngơi khoảng 3 tiếng sau khi ăn một bữa ăn trước khi đi ngủ, nằm ngủ nên gối cao đầu, giảm cân nếu béo phì, loại bỏ stress, tập thể dục đều đặn…
Khi chứng ợ chua xuất hiện nhiều lần trong tuần và kéo dài hơn 3 tuần lễ, bạn nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa, có thể đó là triệu chứng đầu của bệnh loét dạ dày.
2/ Táo bón
Nguyên nhân dẫn đến táo bón là do ăn uống không hợp lý (thiếu chất xơ, uống ít nước làm cho phân cứng, khó thải ra ngoài), ít vận động, stress, do uống thuốc tây,..
Khi bạn bị hoành hành bởi chứng táo bón, điều trước tiên cần làm là phải thay đổi thói quen ăn uống:
– Bổ sung chất xơ vào thực đơn bữa ăn: các thức ăn giàu chất xơ như đậu đỗ, súp lơ, củ quả tươi và các loại hạt ngũ cốc,…
– Ăn các thứ nhuận tràng như chuối, đu đủ, khoai lang, rau mồng tơi,… để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
– Uống nhiều nước: 1.5 – 2 lit / ngày. Ngoài ra bạn cũng có thể bồ sung thêm các loại nước trái cây giàu vitamin và nước khoáng có Kali. Hạn chế các loại nước cò gas, cà phê,…
– Có chế độ sinh hoạt sắp xếp khoa học, tập thói quen đại tiện theo giờ, thường xuyên rèn luyện thân thể, hạn chế stress,…
3/ Đầy hơi
Đầy bụng xảy ra khi các chất như không khí hoặc chất lỏng, tích tụ trong ổ bụng gây mở rộng vượt ra ngoài chu vi bình thường của dạ dày và thắt lưng.
Nguyên nhân gây ra chứng đầy hơi có thể do tiê thụ quá nhiều tinh bột, dầu mờ, chất xơ, các nước uống có gas,.. Do thói quen ăn quá nhanh, không nhai kĩ, ăn xong nằm liền. Ngoài ra còn do rối loạn tiêu hóa bởi các loại độc tố trong thức ăn, tác dụng phụ của một số loại thuốc như kháng sinh, huyết áp, tránh thai,…
Vậy để chữa trị chứng đầy hơi chúng ta cần:
– Thay đổi thói quen ăn uống: Ăn uống đúng giờ, ăn chậm, nhai kỹ, chọn các thực phẩm cân đối giữa các thành phần đạm, mỡ, đường. Hạn chế ăn thực phẩm chiên rán, nhiều tinh bột và chất xơ. Không nên sử dụng chất kích thích như café, rượu, bia, thuốc lá, đồ uống nhiều gas, các gia vị nóng: mù tạt, ớt, hạt tiêu.
– Tham gia môn thể thao nhẹ nhàng, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, nghe nhạc, đi bộ,… giúp tinh thần thoải mái, giải tỏa stress giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
– Bên cạnh việc xây dựng thói quen ăn uống, bạn có thể sử dụng dược phẩm sau để chữa trị đầy bụng, chướng bụng trong trường hợp khẩn cấp hoặc các biện pháp trên không cải thiện.
4/ Tiêu chảy
Tiêu chảy là tình trạng đại tiện phân lỏng ba lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày. Tiêu chảy có thể gây ra mất một lượng đáng kể của nước và muối. Hầu hết các trường hợp tiêu chảy khỏi mà không cần điều trị. Nhưng gặp bác sĩ nếu tiêu chảy kéo dài, trở nên mất nước hoặc nếu có máu trong phân.
Nguyên nhân gây tiêu chảy ở người lớn có thể do nhiễm khuẩn bởi virus hay vi khuẩn trong thức ăn, môi trường, do uống nhiề bia rượu, do stress hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc.
Khi bị chứng bệnh này chúng ta cần:
– Uống nhiều nước để bổ sung lượng nước đã mất, bổ sung chất điện giải. Tránh các loại nước có gas, caffeine và bia rượu.
– Tránh tiêu thụ các loại thức ăn chứa nhiều đạm, béo, dầu mỡ, sữa, chất xơ.
– Rửa tay thường xuyên, đặc biết là trước bữa ăn. Tránh dùng các thục phẩm ôi thiu không rõ nguồn gốc.