Dinh dưỡng đặc biệt quan trọng trong những năm đầu đời ở trẻ nhỏ, nếu cho trẻ ăn không hợp lý sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy mẹ cần phải quan tâm đến thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của trẻ. Dưới đây là những lưu ý mà mẹ cần phải biết.
- Ăn hoa quả và uống sữa cùng lúc
Nếu cho trẻ ăn trái cây và các sản phẩm làm từ sữa cùng một lúc thì rất dễ dàng bị ngộ độc thực phẩm. Nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn còn dẫn đến tiêu chảy cấp tính và thậm chí là viêm đường ruột.
Trên thực tế, khi mua sữa các mẹ cần chú ý đọc các thông số về thành phần của sản phẩm. Bởi lẽ, trong nhiều sản phẩm được chế biến từ sữa có những chất gây mẫn cảm khi sử dụng chung với trái cây.
- Nước hoa quả cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ
Tuy hoa quả tươi giàu dinh dưỡng hơn soda nhưng không phải cứ uống nước hoa quả là tốt. Bạn nên có những giới hạn về lượng nước quả với trẻ. Nếu không, trẻ sẽ giảm cảm giác thèm ăn với những thực phẩm khác.
Cũng rất nhiều mẹ cho rằng, trong nước hoa quả giàu chất vitamin, nên uống nhiều có thể bổ sung vitamin cho trẻ. Thực ra, đây là một quan niệm sai lầm. Trong nước hoa quả có nhiều chất đường, uống nhiều càng khiến trẻ dễ bị béo phì, gây hỏng men răng và khó chịu trong dạ dày.
- Con ăn được nhiều là tốt
Khi thấy nhiều thức ăn ngon trước mặt thì trẻ rất khó kiềm chế, đặc biệt là thức ăn ưa thích thì trẻ ăn không biết chán. Một số bố mẹ lại hiểu một cách sai lầm rằng, trẻ thích ăn một loại thức ăn nào thì có nghĩa là trẻ thiếu loại dinh dưỡng trong thức ăn đó, nên thấy con ăn ngấu ăn nghiến mà không ngăn cản. Đây là một nguyên nhân khách quan khiến trẻ bị béo phì.
- Cho trẻ uống sữa nhiều chưa chắc đã tốt!
Một quan niệm sai lầm đối với cha mẹ là luôn ép trẻ tăng cân quá nhanh, trong khi lại ít chú trọng đến việc cân đối giữa tăng cân và phát triển chiều cao. Sữa và các sản phẩm từ sữa thường được nằm trong danh sách các loại thực phẩm không nên lạm dụng vì sữa vẫn là một loại thực phẩm cao năng lượng. Điều này còn liên quan đến hoạt động thể chất, giai đoạn tăng trưởng của từng trẻ.
Việc uống quá nhiều sữa nhiều chất béo nhiều đường, không khoa học, sẽ khiến trẻ có nguy cơ thừa cân, béo phì. Trẻ em béo phì có thể dẫn đến hơn 1/2 béo phì khi trưởng thành, nguy cơ mắc bệnh mãn tính cao gấp 5 lần: rối loạn chuyển hóa, tăng mỡ máu, nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường, chậm vận động, mắc các bệnh lý về khớp, dậy thì sớm.
- Dùng nước hầm xương nấu cháo
Có không ít bà mẹ hầu như ngày nào cũng chăm chỉ hầm xương để lấy nước nấu cháo cho con. Các bà mẹ này tin rằng, nước hầm xương sẽ có nhiều chất dinh dưỡng và trẻ có thể hấp thu hết những chất này. Vậy như, có không ít mẹ cảm thấy bực mình và chán nản vì dù ngày nào cũng cho con ăn cháo nấu từ nước hầm xương nhưng con vẫn không hề tăng cân.
Thực tế, nước hầm xương chỉ có tác dụng là mang lại vị ngọt và mùi thơm. Trong nước thịt, nước xương hầm có nhiều nitơ, tạo cảm giác ngon miệng, vị thơm nhưng có chữa rất ít đạm và canxi. Ngoài vị thơm ra, nước xương không có đủ dinh dưỡng, hơn nữa, còn gây khó tiêu, dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
- Cho trẻ dùng quá nhiều thực phẩm chức năng
Không ít các bậc phụ huyen do bận việc không có nhiều thời gian chăm con nên đã mua các loại thực phẩm chức năng có vitamin tổng hợp, vitamin E, C, dầu cá,… cho con uống. Tuy nhiên nếu dùng quá nhiều, thiếu chọn lựa và sự dụng không khoa học, sẽ khiến cho trẻ bị thừa quá nhiều vitamin và khoáng chất bổ sung làm tăng nguy cơ sỏi thận và gây tổn thương hệ tim mạch. Một số loại thuốc bổ còn có chất kích thích.
Thực phẩm chức năng dù tốt đến đâu cũng chỉ là một trong những nguồn bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể. Nó không thể thay thế được những nguồn dinh dưỡng tự nhiên.