Côn trùng gây hại, vốn là một hiểm họa khôn lường đối với sự phát triển kinh tế xã hội, vệ sinh môi trường và sức khỏe con người. Mối phá hoại các công trình xây dựng, giao thông, các công trình kiến trúc, văn hóa. Mọt phá hoại các loại lương thực. Muỗi là thủ phạm lây truyền bệnh sốt xuất huyết và bệnh sốt rét. Ruồi là nguồn lây nhiễm các bệnh đường ruột nguy hiểm. Kiến tấn công nhiều loại cấy trồng, vật nuôi và cả con người. Các loài côn trùng khác như châu chấu, cào cào, ve, sâu, bướm cũng mang lại tác hại to lớn cho đời sống con người. Ngoài ra, chuột – vốn không thuộc họ côn trùng nhưng loài gặm nhấm này cũng là một trong những nguy cơ lớn trong việc phá hoại mùa màng, cắn phá nhà cửa, quần áo, tài sản và là nguồn lây truyền nhiều bệnh nguy hiểm – trong đó có dịch hạch.
Dịch vụ diệt trừ côn trùng, chuột bọ gây hại của công ty Thông Tín đã ra đời trong nhiều năm nay chỉ để giúp quý vị phòng chống hiệu quả nhất đối với các loại côn trùng, chuột bọ phá hoại nêu trên.
________________________________________
Ruồi truyền bệnh gì? Cách phòng chống?
Ruồi truyền bệnh gì?
Các bệnh mà ruồi đóng vai trò lây nhiễm bao gồm bệnh qua đường tiêu hóa như lỵ trực trùng, lỵ amíp , tả, thương hàn, giun đũa, giun tóc, ấu trùng sán lợn; bệnh về mắt như mắt hột, nhiễm khuẩn mắt, bệnh giun mắt Thelazia; bệnh ngoài da như viêm da cấp tính, nấm da, bệnh phong (hủi).
Quả thực, những vị khách bất đắc dĩ này sẽ gây quá nhiều phiền toái cho chúng ta và chính chúng làm cho bữa tiệc kém hấp dẫn và còn gây hậu quả nghiêm trọng thậm chí truyền dịch bệnh nguy hiểm như dịch tả.
Phòng chống ruồi bằng cách nào?
Để có được bữa ăn an toàn, ngon miệng và tránh dịch bệnh theo đường tiêu hóa do ruồi truyền, chúng ta cần tích cực phòng chống ruồi bằng sử dụng các biện pháp sau:
– Cải thiện vệ sinh môi trường:
+ Làm giảm hoặc loại trừ nơi đẻ trứng của ruồi bằng cách vệ sinh chuồng trại gia súc, gia cầm, quản lý phân và chất thải con người, xử lý rác thải tốt.
+ Làm giảm nguồn thu hút ruồi từ nơi khác đến như mùi của thức ăn, mùi của các ổ đẻ của ruồi.
+ Đề phòng sự tiếp xúc của ruồi và mầm bệnh như hố xí, người ốm và chất thải của họ, lò mổ, động vật chết…
+ Bảo vệ không cho ruồi tiếp xúc với thức ăn, vệ sinh nhà ăn…
– Diệt ruồi:
+ Phương pháp vật lý như đập ruồi, bẫy ruồi bằng bẫy đèn, bẫy dính, bẫy nước, lưới điện…
+ Phương pháp hóa học như bả ruồi, phun thuốc diệt ruồi trưởng thành hay diệt dòi.