Mối là một loại động vật sống theo bầy đàn, với thức ăn là chất xenlulo có sẵn trong các vật dụng bằng gỗ như sàn ván, tủ, bàn ghế, sách báo.v.v.
Mối tuy nhỏ và yếu xong với số lượng bầy đàn lớn nó hoàn toàn có thể làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của con người, từ việc làm hư hỏng các vật dụng bằng gỗ, giấy cho đến việc làm sập một căn nhà, làm vỡ các con đê. Cho nên khi phát hiện trong nhà có mối thì chúng ta đã phải đối mặt với việc nền móng của căn nhà có nguy cơ bị lún, sụt vì khi mối làm tổ dưới lòng đất nó tạo ra các lỗ hổng bên dưới móng nhà, dần dà theo thời gian lỗ hổng ngày càng lớn, đất cát tụt dần và làm hẫng hụt phần đất đỡ chân móng nhà, căn nhà hoàn toàn có thể bị nghiêng và gây ra nguy cơ sụp đổ hoặc giảm tuổi thọ của căn nhà. Ở Việt Nam với phong tục làm nhà gác suốt, gác lửng bằng gỗ đã có nhiều tai nạn thương tâm sảy ra do sập gác, rơi từ gác xuống đất v.v. Do vậy chúng ta cần xử lý ngay, không nên chậm trễ.
________________________________________________
Diệt tổ mối
- Khi san lấp nền đất, nếu phát hiện tổ mối thì phải đào tới tổ, tưới vào vị trí mối khoảng 20-30 lít dung dịch thuốc chống mối 10% PMs-100(hoặc thuốc có tác dụng tương đương), không thể để các tàn dư thực vật như: Gỗ vụn, cốp pha, ván khuôn…
- Tròn trường hợp ván khuôn bị kẹt lại mà không lấy ra được thì phải tiến hành phun thuốc có hiệu lực phòng chống mối vào đó, nhằm vô hiệu hóa nguồn thức ăn và nơi trú ngụ của mối
Hào phòng mối:
Tạo ra chướng ngại đứng bằng cách đào hào la các “hàng rào” bao quanh phía ngoài sát măh tường móng công trình, nhắm ngăn ngừa mối từ các vùng lân cận và dưới lòng đất xâm nhập vào công trình. Hàng rào rộng 50cm, sâu từ 60-80 cm tùy theo vùng đất xây dựng. Nếu nền đất xốp, hào phải đảm bảo sâu 80cm. Mỗi m3 đất đào lên được trộn với 12-14 kg thuốc PMs-100 hoặc loại thuốc có tác dụng tương đương rồi lấp lại. Trước khi lấp, vách hào phía ngoài lót một lớp nylon.
Sau khi lấp xong, mặt nền được lát gạch hoặc đổ bê tông rồi hoàn thiện.