Cảng biển được Pháp xây dựng năm 1890, nhằm phục vụ cho mục đích quân sự. Cảng là một con đê dài hơn 400m, chân đê rộng 15m, mặt đê rộng 4m, được kè bằng đá, đổ bê tông chạy dài từ mũi phía Bắc núi Nhỏ ra giữa biển, song song với Bãi Trước (tức vịnh Hàng Dừa).
Tiền cảng Cầu Đá Vũng Tàu là một con đê dài hơn 400m, chân đê rộng 15m, mặt đê rộng 4m được kè bằng đá đổ bê tông chạy dài tế mũi phía bắc Núi Nhỏ ra giữa biển, song song với bãi trước. Đê cảng Vũng Tàu được kỹ sư Pháp thiết kế và thị trưởng Vũng Tàu lúc đó phê duyệt và thi công.
Theo như thông tin từ những website của cty du lịch thì kinh phí và nhân công xây dựng từ nguồn khai thác thuộc địa và bóc lột tù nhân. Để làm được đê cảng, Pháp đã huy động hơn một ngàn tù nhân khuân đá, kè tảng dưới đáy biển trong một thời gian dài. Mức độ vất vả không thua kém gì Cầu Tàu 914 Côn Đảo.
Tuy nhiên, công trình này đã không mang lại hiệu quả như mong muốn. Do con đê chắn ngang đối diện với hướng các dòng sông đổ ra biển và do tác động của dòng hải lưu nên cảng đã trở thành con đập chắn, là nơi hội tụ và lắng đọng của phù sa. Cơn bão năm 1904 đã phá vỡ hoàn toàn con đê này. Ngày nay, chỉ còn lại vết tích là một kè đá và bê tông chạy dài dọc Bãi Trước. Hiện nay cầu cảng này khó có thể gọi là điểm tham quan cho những tour Vũng Tàu nhưng vẫn được giữ nguyên do nó là chứng nhân do sự bốc lột đàn áp dã mang của thực dân Pháp, nhiều lao động khổ sai đã bỏ mạng khi xây dựng cầu cảng này.